Friday, February 13, 2015

Đặc sản Kiên Giang

Với diện tích lớn giáp biển, và có một đảo lớn nằm hoàn toàn trong biển đông- đảo Phú Quốc, dễ dàng hiểu tại sao đặc sản Kiên Giang lại có nhiều đến vậy. Dưới dây là một số món ăn đã tạo nên tên tuổi của ẩm thực Kiên Giang, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Bánh canh ghẹ chả
Bánh canh ghẹ - đặc sản Kiên Giang - vốn dĩ đã ngon, bánh canh ghẹ chả của Hà Tiên lại càng hấp dẫn vì nguyên liệu xuất sắc. Ghẹ, cá làm chả, tôm, đầu cá thu chế biến nước dùng đều tươi và chất lượng.
Nước lèo của bánh canh ghẹ được làm từ rất nhiều nguyên liệu, như tôm khô, thịt, nương heo lại được thêm đầu cá thu khi người dân đi biển về, kết hợp với đó là các gia vị cơ bản như tiêu, tỏi, ớt, hành,.. đã tạo ra thứ nước lèo làm mê lòng thực khách.
Khi hỗn hợp nhuyễn đều, ép dẹp đem hấp chín hoặc chiên. Từng miếng chả dậy mùi khi ăn sẽ được thái nhỏ vừa dai, vừa giòn, vừa đậm đà. Đặc biệt, ghẹ không quan trọng là to hay nhỏ nhưng thật chắc thịt, còn sống cho vào luộc nên ngọt ngon.
bánh canh trả ghẹ
Bánh canh trả ghẹ
 

Khi mang bánh canh ghẹ ra dễ làm thực khách ngạc nhiên vì chỉ thấy ghẹ với chả, bánh canh trắng nằm một chút khiêm nhường bên dưới. Dù là bánh là hoàn toàn từ hải sản, nhưng khi thưởng thức, không hề thấy bánh có vị tanh, đó là bởi bàn tay khéo léo của những đầu bếp tài hoa.
Thưởng thức một lần, chắc chắn bạn sẽ muốn thưởng thức bánh canh ghẹ rất nhiều lần khác, tôi chắc chắn như vậy.

Gỏi cá trích

Cá trích phải bắt đùng mùa, đúng vụ thì thịt cá trích mới thơm ngon. Đặc sản này chủ yếu được làm tại đảo Phú Quốc, ai đến phú quốc mà chưa một lần ăn gỏi cá trích, thì có thể nói như chưa đến Phú Quốc rồi. Gỏi cá trích đi kèm với bánh tráng cuốn, rau và đồ nhấm trong một buổi chiều tối dã ngoại thì còn gì tuyệt vời hơn!?

Gỏi cá trích
 

Với bề mặt được phủ dừa nạo trắng, rất dễ làm người ăn cảm thấy lúng túng. Thực khách phải trộn đều lên  mới thấy được nhưng miếng thịt cá tươi ngon đặt sẵn ở bên dưới, cùng thưởng thức với rau thơm, đậu phộng, hành tây, ớt tươi thì còn gì tuyệt vời hơn
Vậy nên thật nhanh tay cầm miếng bánh tráng, nhúng sơ vào nước cho mềm rồi nhón chút rau sống nào xà lách, dưa leo, rau thơm… gắp gỏi cho lên trên, sau đó, cuộn lại thật chắc tay, chấm vào chén tương nâu vàng đầy mời gọi để biết món gỏi cá trích quả đúng lừng danh.
Bún cá
Bún cá Kiên Giang được du khách phương xa đặc biệt yêu thích bởi cách làm và hương vị không lẫn vào đâu được.
Cá to khoảng 3kg rửa sạch, thái khúc, đặc biệt đầu bếp giỏi là người có thể làm sạch dạ dày cá nhưng vẫn để nguyên được bộ lòng. Sau đó mang cá đi hấp chín, rồi lột da, bẻ thịt cá thành từng miếng nhỏ.

Bún cá
 

Tép biển rửa sạch, lột vỏ, bỏ đầu, ướp chút muối, một ít tiêu, tỏi... rồi rim nhỏ lửa với tỏi mỡ đếnn khi tép săn lại, vàng ươm, thơm lừng thì múc ra tô để nguội. Nên thêm nước lèo để bánh đậm đà hương vị.

Mùa cá có trứng thì đánh trứng cá tơi ra, cho luôn vào nồi nước này. Trong khi đó, bún cũng cần dụng công không kém khi chế biến từ gạo ngâm nước dừa vừa trắng, vừa mượt.

Một bức tranh được vẽ lên với làn khói từ nghi ngút từ nước, những miếng cá tươi ngon, tôm vàng ươm thật hấp dẫn, nước sóng sánh điểm thêm chút hành là, thật là hấp dẫn người thưởng thức.

Nấm tràm
Một trong những đặc sản rất hiếm ở Phú Quốc, bởi vì không phải mùa nào cũng lấy được nấm tràm, kể cả lúc lấy được rồi, phải chọn cây nấm nào sao cho vừa ăn, vị đượm cũng là cả vấn đề và mất nhiều công sức. Nấm tràm ngon là nấm phải lấy vào đúng mùa mưa, lá và cỏ cây tràm rơi rụng tạo thành lớp mùn để nấm mọc lên, đây chính là những cây nấm ngon nhất. Nấm Tràm chỉ có thể lấy được 1 tháng thì nấm tràm sẽ hế mùa.

Nấm tràm
 

Nấm tràm cho vào nồi luộc gà là món đơn giản và giữ được vị của nấm nhất. Vừa xé gà chấm muối tiêu, thỉnh thoảng húp chút nước, gắp miếng nấm tràm giữa buổi chiều tối thì còn gì tuyệt vời hơn?
Nấm tràm giòn xốp, không chỉ ngọt ngon mà còn có vị đăng đắng đặc trưng. Người ta đến Phú Quốc, thưởng thức nấm tràm cũng khó mà quên được những vị đắng nhẹ khó hiểu của nấm này.

Bánh thốt nốt
Từ những nguyên liệu địa phương, người dân Khơ-me đã tạo ra món thốt nốt nức tiếng xa gần. Bánh thốt nốt được làm từ nước thốt nốt, quả thốt nốt và cuối cùng là bột gạo.
Để làm được bánh, gạo phải xay thành bột, ủ một đêm cho bột lên men. Bột này sẽ được trộn với cơm thốt nốt và nước thốt nốt rồi gói gọn trong tấm lá chuối cheo hình chữ nhật, hoặc hình dáng mà người làm bánh thích, sau đó đem hấp.

Bánh thốt nốt
 

Một cách làm khác là trái thốt nốt già chà vào rổ lấy bột, trộn với gạo, chút dừa nạo rồi gói trong lá chuối hoặc là dừa, sau đó đem thốt nốt hấp.
Bánh thốt nốt - Đặc sản Kiên giang nhìn vào không mấy đẹp nhưng khi thưởng thức thì thật sự là rất ngon, và hấp dẫn thực khách.

0 comments:

Post a Comment