Nhung mon an ngon nhat, de lam

Nước cam rất tốt cho sức khỏe

Cam cung cấp một lượng Vitamin C lớn, giúp thanh mát cơ thể.

Nhung mon an ngon nhat, de lam

Ẩm thực Nhật bản

Món ăn nhẹ nhàng, theo phong cách Nhật Bản

Nhung mon an ngon nhat, de lam

Nước tranh đá

Tranh đá làm mát cơ thể, giải nhiệt những ngày hè nóng bức

Nhung mon an ngon nhat, de lam

Món ăn đường phố

Bánh mì Việt Nam

Nhung mon an ngon nhat, de lam

Hoa quả tốt cho cơ thể

Hoa quả cung cấp một lượng lớn chất cần thiết cho cơ thể, trên hết là nó rất ngon. ^^

Thursday, March 26, 2015

Bánh trả cá và heo giò

Cách làm bánh trả cá và heo giò không hề khó, chúng ta cùng nhau tìm hiểu cách làm nhé!
Bánh trả cá và heo giò


Nguyên liệu:
- 2 cái chân giò vừa ăn
- 300g cá phi lê, có thể dùng cá thu hay cá thát lát
- Muối, dầu ăn, tiêu, hành khô, nước mắm
- Hành lá, chanh, ớt qủa
- Phần làm sợi bánh canh: 1 bát con bột năng, 1 bát con bột gạo tẻ, một ít muối.
Cách làm:
Bánh trả cá và heo giò

Bước 1:
- Đổ bột năng, bột gạo ra thố lớn, trộn đều 2 loại, nêm vào chút xíu muối.
- Đổ từ từ khoảng 250 ml nước sôi vào, dùng thìa gỗ lớn đảo đều. Tùy mỗi loại bột hút nước khác nhau, mà bạn điều chỉnh lượng nước cho phù hợp.
Dùng tay nhồi từ từ hỗn hợp bột năng đến khi thành một khối bột dẻo

Bước 2:
- Dùng tay nhồi từ từ hỗn hợp bột năng đến khi thành một khối bột dẻo.
Dùng vỏ chai hay đồ cán

Bước 3:
- Dùng vỏ chai hay đồ cán, cán bột dài ra.
 Dùng dao cắt thành từng sợi nhỏ

Bước 4:
- Dùng dao cắt thành từng sợi nhỏ, bạn nhớ áo bột bên ngoài sợi bột để chống dính.
Đun nồi nước sôi nóng

Bước 5:
- Đun nồi nước sôi nóng, cho bánh canh vào luộc chín, đổ ra rổ và xả lại nước lạnh để khỏi bị dính chùm.
Cá phi lê lọc bỏ xương cá

Bước 6:
- Cá phi lê lọc bỏ xương cá, xay nhuyễn hay băm nhuyễn, thêm hành khô thái nhỏ, một ít hạt tiêu, một thìa nhỏ muối và hai thìa nhỏ dầu ăn, dùng thìa quết đều để hỗn hợp chả cá được dai.
Dùng tay múc một ít hỗn hợp chả cá

Bước 7:
- Dùng tay múc một ít hỗn hợp chả cá, ấn dẹp ra, đun nóng chảo, cho chả cá vào chiên vàng đều, vớt ra đĩa có lót giấy thấm dầu ăn.
Thịt chân giò rửa sạch

Bước 8:
- Thịt chân giò rửa sạch, cắt làm đôi nếu chân giò lớn, chần sơ qua nước sôi để loại bỏ tạp chất.
 Đun nóng hai thìa nhỏ dầu ăn

Bước 9:
- Đun nóng hai thìa nhỏ dầu ăn, đổ hạt điều vào tạo màu đẹp, vớt hạt điều bỏ đi, phi hành hương cho thơm, thêm vào khoảng 3 bát con nước lạnh, cho thịt chân giò vào đun cùng, nêm một ít muối. Bạn có thể thêm xương lợn vào đun cùng cho ngọt nước.
- Khi chân giò mềm, bạn nêm lại gia vị cho vừa miệng.
múc một ít bánh canh vào bát lớn


Bước 10:
- Khi dùng, múc một ít bánh canh vào bát lớn, chả cá cắt lát vừa ăn, thêm chân giò, chan nước dùng, thêm hành lá thái nhỏ rắc một ít hạt tiêu lền bề mặt, dùng nóng. Bạn có thể pha nước mắm mặn xắn với ớt quả để dùng kèm với chân giò.

Cách làm bánh khoai lang tím

Được biến đổi một chút so với loại bánh rán đường thông thường. bánh khoai lang tím bạn sẽ thưởng thức dưới đây có một chút mùi vị khác khi nó có mùi thơm dịu của khoai lang cùng với đó là một lớp nhân đỗ đen rất bùi. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu cách làm nhé!

Cách làm bánh khoai lang tím


Nguyên liệu: làm được 25 cái bánh nhỏ như trong hình
- Phần nhân đỗ đen: 1 bát con đỗ đen, 50g đường cát trắng, dừa bào sợi
- Phần vỏ: 1 củ khoai lang tím, 2 thìa canh đường, nửa thìa nhỏ muối, 250g bột gạo nếp, 2 thìa canh bột gạo tẻ, nước lạnh
- Vừng để phủ bên ngoài, dầu rán.
Cách làm:
đỗ đen đãi qua nhiều lần nước cho thật sạch

Bước 1:
- Phần nhân: đỗ đen đãi qua nhiều lần nước cho thật sạch, ngâm nước lạnh ngập mặt đỗ.

Hôm sau cho đỗ vào nồi

Bước 2:
- Hôm sau cho đỗ vào nồi, thêm nước lạnh, nấu đến khi đỗ mềm thì cho đỗ  vào máy sinh tố, xay thật mịn. Bạn xay khi đỗ còn nóng thì sẽ không làm cháy máy và không bị dính vào trục quay.
- Cho đỗ đã xay vào chảo, thêm đường, dùng thìa gỗ lớn xào từ 5 đến 10 phút, hỗn hợp đỗ lúc này rất dính và ướt.

Xào tiếp khoảng 8 phút

Bước 3:
- Xào tiếp khoảng 8 phút, khi xào hơi nước sẽ bay hơi và đỗ từ từ khô lại thì bạn cho dừa bào sợi vào. Xào tiếp thêm 3 phút thì tắt bếp, để nguội, hỗn hợp đỗ khi để nguội sẽ từ từ khô lại và ấn nhẹ vào đỗ không dính tay. Dùng tay ngắt thành những viên đỗ nhỏ vừa ăn, cho vào tủ lạnh để từ 3 đến 4 tiếng.

khoai lang tím rửa sạch

Bước 4:
- Phần vỏ: khoai lang tím rửa sạch, hấp chín hay luộc chín. Khi khoai chín để nguội, dùng tay lột bỏ vỏ, cân được từ 250g đến 270g khoai, dùng thìa nghiền mịn
Trộn lẫn muối, đường, bột gạo nếp

Bước 5:
- Trộn lẫn muối, đường, bột gạo nếp, bột gạo tẻ, khoai lang tím đã nghiền vào âu sạch, vì khoai lang tím đã ngọt sẵn và hơi ướt nên khi trộn không cần phải thêm nhiều nước, vừa trộn vừa dùng tay nhồi đến khi hỗn hộp bột mềm, dẻo, ấn nhẹ bột không bị dính tay. Nếu hỗn hợp bột bị khô bạn có thể thêm vào một ít nước lạnh. Dùng màng thực phẩm ủ 15 phút để bột nở.

Dùng tay ngắt bột thành những viên nhỏ

Bước 6:
- Dùng tay ngắt bột thành những viên nhỏ (đủ để bọc viên nhân), không nên dàn mỏng bột ra, mà giữ nguyên khối bột, ấn nhân vào, vuốt cho mép bột kín lại, phải đảm bảo là phần bột vỏ ôm khít nhân, không có lỗ hổng thì bánh khi rán mới không bị nổ.

Bánh sau khi viên thì lăn qua vừng cho đều

Bước 7:
- Bánh sau khi viên thì lăn qua vừng cho đều, làm cho hết phần bột.

 Đun nóng nồi nhỏ hay chảo

Bước 8:
- Đun nóng nồi nhỏ hay chảo, chiều sâu của dầu phải lớn hơn viên bánh lúc mới nặn xong, đun nhỏ lửa để bánh nở từ từ, liên tục lăn bánh để bánh vàng đều. Bánh chín vớt ra rổ để cho chảy bớt dầu ăn, dùng nóng.

Hướng dẫn làm bánh rán đường

Bán rán đường- nghe có vẻ lạ nhưng có lẽ đó chính là loại bánh rán mà bạn ăn nhiều nhất đó. Bánh được làm từ bột mì phần bên ngoài, bên trong thường là đậu xanh. Tuy với nguyên liệu đơn giản như vậy nhưng với bàn tay khéo léo của các bà nội trợ đã tạo ra món ăn hấp dẫn với hầu hết mọi người từ người lớn đến trẻ con. Nay chúng ta hay cũng nhau thử làm nhé!

Hướng dẫn làm bánh rán đường


Nguyên liệu
- Khoai lang hoặc khoai tây
- Dầu ăn
- Đường trắng
- Gạo nếp (bạn có thể mua bột nếp có sẵn)
- Đỗ xanh


Công đoạn nhào bột nặn bánh

Công đoạn nhào bột nặn bánh

Cách làm bánh rán đường

- Ngâm đỗ xanh và gạo vào nước khoang 3 tiếng.
-Khoai lang luộc chín để nguội.
- Khi gạo và đỗ xanh đã ngâm kĩ đổ ra rá cho ráo nước.
- Đỗ xanh cho vào chõ để đồ đến khi đỗ bở tơi.
- Gạo đem xay bột nước sau đó cho vào túi vải treo lên cho ráo hết nước (đối với bột khô mua sẵn bạn pha tỷ kệ nước vừa đủ để có thể nhào được bột cho đến khi không dính tay là được).

Làm nhân bánh cho món bánh rán đường

Làm nhân bánh cho món bánh rán đường

Nhân bánh bằng đậu xanh

- Khi bột được, ta sẽ tiến hành nhào bột với khoai lang hoặc khoai tây đã luộc chín.
- Đỗ xanh đã đồ xong chúng ta cho đường vào nghiền nát hoặc xay nhỏ rồi trộn cho đều đường đến khi vừa ăn.
- Beo bột to bằng quả chanh rồi dàn mỏng sau đó nhét nhân đỗ xanh vào rồi vo tròn hoặc ấn dẹt tùy bạn.
- Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào rồi thả viên bánh đã nặn vào chảo dầu.
- Khi các bạn rán bánh nên rán nhỏ lửa để không bị cháy bánh và được chín đều.

Nấu nước đường lăn bánh rán


- Nấu nước đường lăn bánh rán

- Bắc xoong lên bếp cho một ít nước chỉ đủ để tan đường sau đó cho đường vào tùy vao khẩu vị mỗi người.
- Đun đường đến khi đường trong xoong sủi nhiều bọt là được,nhưng nhớ là các bạn phải đảo đường nhanh tay nếu ko sẽ bị cháy.
- Khi thấy đường sủi bọt là lúc đổ bánh rán vào đảo đều đến khi đường khô trắng lên bám đều vào bánh là được. Đổ ra đĩa ta có chiếc bánh thật ngon ăn nóng thì ngon tuyệt.

Với cách làm bánh rán đường này các bạn sẽ có những chiếc bánh rán ngon miệng cho cả gia đình vào ngày mưa, lạnh vào mùa đông này thì tuyệt lắm nhé.
Chúc các bạn thành công!

Bánh trôi ngũ sắc đẹp tuyệt vời

Với rất nhiều màu sắc khác nhau, nhìn thì khá kì công nhưng thực ra cách làm bánh trôi ngũ sắc không hề khó một chút nào, bạn hãy làm theo những hướng dẫn dưới đây của mình để làm ra món ăn ngon này nhé



1. Phần vỏ bánh
* Bánh trôi gấc: vỏ bột màu đỏ
- Nguyên liệu: 100g cơm gấc, 100g bột nếp, 30g bột năng, 2g muối, 1 thìa nhỏ dầu ăn
- Cách làm: Cho chút rượu vào bóp kỹ lấy phần cơm gấc, bỏ hạt. Trộn bột nếp, bột năng, cơm gấc, muối, dầu ăn, đổ nước nóng vào từ từ, nhồi bột đến khi mịn dẻo (lượng nước không cố định vì tùy độ hút nước của mỗi loại bột mà điều chỉnh lượng nước cho phù hợp), gói kín bột, để bột nghỉ 30 phút cho bột nở.
* Bánh trôi lá dứa: vỏ bột màu xanh
- Nguyên liệu: 100g lá dứa, 50ml sữa tươi 100g bột nếp, 30g bột băng, 2 g muối, 1 thìa nhỏ dầu ăn.
- Cách làm: Lá dứa rửa sạch, chần qua nước sôi, cắt nhỏ, xay nhuyễn với một chút nước, vắt lấy nước cốt, hòa cùng với 50ml sữa tươi, đun nóng khoảng 70 độ C. Trộn bột nếp, bột năng, muối, cho nước cốt lá dừa từ từ vào nhồi đều, thêm dầu ăn cho bột dẻo mịn, gói kín bột để nghỉ 30 phút (sữa sẽ làm cho vỏ bánh mềm, có thể để 1-2 ngày vỏ bánh không bị cứng).
* Bánh trôi bí ngô: vỏ bột màu cam
- Nguyên liệu: 100g bí ngô, 100g bột nếp, 2g muối, 1 thìa nhỏ dầu ăn.
- Cách làm: Bí ngô gọt vỏ, hấp chín, tán nhuyễn trộn đều với bột nếp, muối, dầu ăn, rồi từ từ thêm nước nóng vào nhào đến khi dẻo mịn, gói kín, để bột nghỉ 30 phút.
* Bánh trôi khoai lang tím: vỏ bột màu tím
- Nguyên liệu: 100g khoai lang tím, 100g bột nếp, 2g muối, 1 thìa nhỏ dầu ăn.
- Cách làm: Khoai lang gọt vỏ, hấp chín, tán nhuyễn trộn đều với bột nếp, muối, dầu ăn, rồi từ từ thêm nước nóng vào nhào đến khi dẻo mịn, gói kín, để bột nghỉ 30 phút.
* Bánh trôi khoai lang vàng: vỏ bột màu vàng
- Nguyên liệu: 100g khoai lang vàng (nghệ), 100g bột nếp, 2g muối, 1 thìa nhỏ dầu ăn.
- Cách làm: Khoai lang gọt vỏ, hấp chín, tán nhuyễn trộn đều với bột nếp, muối, dầu ăn, rồi từ từ thêm nước nóng vào nhào đến khi dẻo mịn, gói kín, để bột nghỉ 30 phút.

Phần bột vỏ bánh ủ khoảng 30 phút trước khi nặn. Đường phên thái hạt lựu.
2. Phần nhân bánh
- Đường phên cắt nhỏ như hạt lựu.
3. Nặn bánh
- Sau khi bột đã ủ xong, lấy ra lăn bột thành thanh tròn dài, sau đó ngắt từng viên bột nhỏ như đầu ngón tay cái rồi ấn viên đường phên vào giữa, vo tròn lại, cứ thế làm cho đến hết.
Ngắt bột thành từng viên nhỏ, cho nhân đường vào giữa, vo tròn kín lại, làm lần lượt đến hết.

4. Luộc bánh
- Đun nồi nước thật sôi, hạ lửa vừa rồi thả bánh vào luộc tới khi bánh chín nổi lên trên, vớt ra cho vào tô nước sôi để nguội khoảng 5 phút vớt ra đĩa, rắc chút vừng rang lên từng viên bánh, thêm chút dừa nạo.

Bánh Quy kem dâu tây

Bánh quy kem dâu tây là món ăn được du nhập từ phong cách ẩm thực nước ngoài, nhưng ngay từ khi vào Việt Nam, nó đã tạo ra một trào lưu ăn uống rất mới, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem nó có gì mà hấp dẫn đến thế nhé



Nguyên liệu:
* Phần bánh quy:
- 150g bơ không muối để ở nhiệt độ phòng cho mềm
- 250g bột mỳ
- 2 thìa canh đường cát trắng
- 2 quả trứng gà
- 1 thìa nhỏ vỏ chanh đã bào nhỏ, 1/2 hộp sữa chua
- 1 thìa canh siro ngô, 1 thìa canh vani
- 3/4 thìa nhỏ muối, 3/4 thìa nhỏ bột nở
- Khuôn để cắt.
* Phần kem dâu tây:
- 200g dâu tây
- 4 thìa canh đường
- 1/2 thìa nhỏ vỏ chanh đã bào nhỏ
- 100g bơ không muối để ở nhiệt độ phòng cho mềm
- 1,5 thìa canh siro ngô
- 1/2 thìa nhỏ vani
Cách làm:

Bước 1:
- Phần làm bánh quy: cho bơ, bột mỳ, muối và bột nở vào âu to.

Bước 2:
- Đập trứng đổ vào.

Bước 3:
- Cho tiếp vỏ chanh đã bào nhỏ, siro ngô, vani.

Bước 4:
- Bật máy đánh trứng cầm tay trộn đều các nguyên liệu, khi máy vừa đánh bạn vừa cho nửa hộp sữa chua vào.

Bước 5:
- Đến khi hỗn hợp bơ và bột mỳ quyện sánh lại với nhau thì tắt máy.

Bước 6:
- Bọc kín bột trong túi nilon sạch, để vào ngăn mát tủ lạnh từ 6 đến 12 tiếng.

Bước 7:
- Bỏ bột ra, dùng tay nhào kỹ, cho bột ra bàn gỗ có rắc chút bột mỳ để không bị dính, dùng cán gỗ dàn cho bột đều.
- Lấy khuôn cắt bánh thành từng miếng hình tròn hay bầu dục tùy thích.

Bước 8:
- Xếp bánh vào khay, cho vào lò nướng nướng ở 200 độ C trong vòng 8 phút, lấy bánh ra để nguội.

Bước 9:
- Phần kem dâu tây: dâu tây rửa sạch, cắt đôi cho vào máy xay sinh tố cùng 1/2 thìa nhỏ vỏ chanh, 2 thìa canh đường, xay mịn.

Bước 10:
- Đổ dâu tây ra rổ lọc, bỏ phần cặn lấn cấn.

Bước 11:
- Cho bơ vào bát dâu tây cùng 1,5 thìa canh siro ngô, 1/2 thìa nhỏ vani.

Bước 12:
- Thêm nốt 2 thìa canh đường vào, dùng cái đánh trứng cầm tay trộn đều.

Bước 13:
- Cho đến khi hỗn hợp kem dâu tây thật mịn, khi nhấc lên thấy chảy thành dòng là được.

Bước 14:
- Dùng thìa múc kem dâu tây phủ đều bề mặt của từng chiếc bánh quy.

Bước 15:
- Làm lần lượt cho đến hết. Bánh có thể ăn ngay mà không cần cho vào lò nướng lại nữa.

Món khoai lang chiên tẩm vừng

Trong rất nhiều món ăn vặt mình đã giới thiệu, thì có lẽ món khoai lang chiên tẩm vừng là món ăn dễ làm và ngon nhất. Chúng ta hãy cùng nhau thử làm nhé!



Nguyên liệu:
- 400g khoai lang
- 2 thìa nhỏ vừng rang.
- 2 thìa canh đường trắng
- 1 thìa nhỏ vỏ cam
- 1/2 thìa nhỏ bột quế

Cách làm:

Bước 1:
- Cho 2 thìa canh đường cát trắng và 1/2 thìa nhỏ bột quế vào bát con, trộn đều.

Bước 2:
- Khoai lang rửa sạch, (bạn có thể giữ nguyên cả vỏ tùy thích), thái khoanh tròn.

Bước 3:
- Xếp khoai vào nồi có quết một lớp mỏng dầu ăn ở đáy, dùng thìa múc hỗn hợp đường và bột quế trải đều lên bề mặt khoai.

Bước 4:
- Đậy nắp vung, đun lửa vừa trong khoảng 2 phút rồi hạ xuống lửa nhỏ.

Bước 5:
- Dùng đồ bào để bào lấy vỏ cam tươi đã rửa sạch, để ráo.

Bước 6:
- Cứ 1-2 phút mở nắp nồi lật khoai để không bị cháy.

Bước 7:
- Khi khoai chín vừa ý, bạn rắc vỏ cam vào nồi.

Bước 8:
- Và rắc tiếp hạt vừng rang lên, tắt bếp, gắp khoai ra đĩa dùng nóng hay nguội tùy thích.